Hiện tại, theo quy định của Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 có 5 loại nhãn hiệu được bảo hộ. Mọi người hãy cùng Điểm Tựa Vàng tìm hiểu các đặc điểm nổi bật, quy định pháp luật và ví dụ của từng loại nhãn hiệu ngay sau đây nha.

1.Nhãn hiệu thông thường

1. Nh Thong Thuong

Đây là loại nhãn hiệu mà chúng ta thường thấy nhất và cũng là loại nhãn hiệu chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay.

2. Nhãn hiệu liên kết

2. Nh Lien Ket

Theo Luật SHTT sửa đổi 2022 thì không còn quy định loại nhãn hiệu này, nhưng thực tế nó vẫn tồn tại và được bảo hộ. 

Nhãn hiệu liên kết thường thấy ở một số doanh nghiệp lớn, có nhiều ngành nghề hoặc nhiều dòng sản phẩm. Hoặc một số dự án lớn, nguồn vốn mạnh, có hoạch định chiến lược cụ thể từ đầu, họ tận dụng loại nhãn hiệu này để đăng ký bao vây. VD: Mai Linh Group đăng ký Mai Link, May lynh, …

3. Nhãn hiệu nổi tiếng

3. Nh Noi Tieng

Nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ tự động phát sinh quyền, không cần đăng ký và được bảo hộ ở tất cả các ngành nghề. Nhưng trước khi nổi tiếng, thì nó cần được bảo vệ để đủ thời gian phát triển, nên thông thường thì các chủ sở hữu đều đã đăng ký độc quyền từ trước. 

Hơn nữa, khi có việc cần sử dụng quyền thì phải đi chứng minh rất mất thời gian, nên việc đăng ký độc quyền cũng sẽ là công cụ pháp lý đơn giản, nhanh gọn nhất cho doanh nghiệp. 

4. Nhãn hiệu tập thể

4. Nhan Hieu Tap The

Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là một tổ chức tập thể nhưng sử dụng là một nhóm nhiều cá nhân/ doanh nghiệp. VD: Chủ sở hữu Chè Thái Nguyên là Hội Nông dân Tỉnh Thái Nguyên nhưng người sử dụng là các nông dân, hộ kinh doanh hoặc các Công ty trên địa bàn tỉnh.

Nhãn hiệu tập thể thường nằm trong dự án phát triển của các địa phương nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản của địa phương. 

 Nhãn hiệu tập thể bị hạn chế Quyền khi muốn chuyển nhượng, cụ thể: chỉ bán cho tổ chức đáp ứng quy định và nếu nhãn hiệu chứa địa danh địa phương đăng ký cho đặc sản thì không được chuyển nhượng.

Link thống kê 1.457 nhãn hiệu tập thể đã được cấp bằng bảo hộ trên cả nước đến tháng 08/2021: https://diemtuavang.com/danh-sach-nhan-hieu-tap-the/

5. Nhãn hiệu chứng nhận

5. Nhan Hieu Chung Nhan

Nhãn hiệu chứng nhận có thể thuộc dự án phát triển đặc sản địa phương như Sâm Ngọc Linh do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum là chủ sở hữu; hoặc đôi khi là đề án phát triển của Quốc gia như OCOP thuộc Chương trình 68 về phát triển tài sản trí tuệ quốc gia; hoặc đơn giản là một tổ chức chứng nhận tư nhân hoàn toàn như Hàng Việt Nam chất lượng cao, đầu tiên là do Tờ Báo Sài Gòn Tiếp Thị là chủ sở hữu và 

Tương tự nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cũng bị hạn chế Quyền khi muốn chuyển nhượng.

Link thống kê 497 nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp bằng bảo hộ đến tháng 08/2021: https://diemtuavang.com/danh-sach-nhan-hieu-chung-nhan/ 

Đánh giá của Bạn