hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu không khó, nếu khó có thể do bạn chưa đọc bài viết này. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cùng hơn 12.000 đơn đăng ký nhãn hiệu thành công, Điểm Tựa Vàng sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký thương hiệu độc quyền chi tiết và đầy đủ nhất, ngay cả người mới cũng có thể tự làm theo một cách dễ dàng.

Bài viết được cố vấn bởi chị Nguyễn Thị Thanh Trúc – CEO trung tâm tư vấn thương hiệu Điểm Tựa Vàng. Dù biết rằng việc chia sẻ tất tần tật như thế này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến “nồi cơm” của Điểm Tựa Vàng nhưng “cho đi để nhận lại”, Điểm Tựa Vàng tin rằng mình sẽ nhận được nhiều giá trị hơn là doanh thu thuần túy.

Nội dung bài viết tương đối dài nên ở đây, Điểm Tựa Vàng đã chuẩn bị sẵn cho bạn video hướng dẫn cách đăng ký thương hiệu độc quyền, mời bạn tham khảo thêm trong trường hợp thấy quá nhiều chữ nhé ^^.

▶ Lưu ý: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng chính là thủ tục đăng ký logo độc quyền, hai thủ tục này là một.

Bắt đầu thôi nào!

Đăng ký nhãn hiệu – Làm ngay kẻo muộn

Đã bước chân vào con đường kinh doanh, ai rồi cũng phải đăng ký nhãn hiệu. Bài học về tranh chấp quyền sử dụng thương hiệu Trung Nguyên, Vinamit, phở Thìn… hay mới đây là các streamer nổi tiếng PewPew, Misthy, producer Masew… bị người khác đăng ký trước, lấy mất thương hiệu của chính mình, vẫn còn nguyên giá trị cảnh báo về sự chậm trễ đăng ký bảo hộ tên thương mại trong nước và quốc tế.

Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first – to – file), nghĩa là ai nộp đơn đăng ký thương hiệu trước thì sẽ được pháp luật ưu tiên bảo hộ chứ không phải bảo hộ cho người nghĩ ra hoặc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên.

Giá trị bảo hộ có hiệu lực ngay khi nộp đơn, là căn cứ quan trọng để bảo vệ thương hiệu, logo của bạn nếu có tranh chấp quyền sử dụng nhãn hiệu xảy ra trong thời gian chờ cấp văn bằng bảo hộ.

Pháp luật không bắt buộc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng việc không đăng ký sẽ giới hạn nhiều quyền lợi và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai như mở gian hàng chính hãng trên Shopee, Lazada, Tiki, xây dựng hệ thống phân phối, thuê quảng cáo…

Tệ hơn, nếu nhãn hiệu bị một bên khác đăng ký trước, khi đó họ có quyền yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu và kéo bạn vào các cuộc chiến pháp lý mệt mỏi.

nhái thương hiệu

Số vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ không ngừng gia tăng trong vài năm trở lại đây.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Cục sở hữu trí tuệ hiện chấp nhận 2 hình thức nộp đơn sau đây:

❖ Nộp đơn giấy: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến 1 trong 3 điểm tiếp nhận đơn tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

Nộp trực tuyến: Nộp đơn online qua cổng dịch vụ công trực tuyến

Trong phạm vi bài viết này, Điểm Tựa Vàng chỉ tập trung hướng dẫn hình thức nộp đơn giấy vì đây là cách đơn giản và phổ biến nhất.

Cách nộp đơn trực tuyến phức tạp hơn, đòi hỏi người đăng ký phải có chứng thư số và chữ ký số. Nếu bạn muốn nộp đơn theo hình thức này, có thể tham khảo bài viết cách đăng ký nhãn hiệu online Điểm Tựa Vàng từng chia sẻ.

quy trình đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Mục đích nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, nghĩa là kiểm tra xem nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hay tương tự các nhãn hiệu đã từng được đăng ký trước đó cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ hay chưa.

Tra cứu nhãn hiệu không bắt buộc nhưng nên làm vì quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu thực tế kéo dài từ 2 – 2.5 năm, nếu bị từ chối, bạn sẽ phải làm lại từ đầu, tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Có 2 cách tra cứu nhãn hiệu:

▶ Tra cứu sơ bộ: Tra cứu dữ liệu từ website của Cục sở hữu trí tuệ và tra cứu tại website WIPO (tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới). Sở dĩ phải tra cứu trên 2 nguồn dữ liệu này vì website của cục SHTT cập nhật các đơn đăng ký nhãn hiệu từ Việt Nam, còn trên WIPO cập nhật các đơn đăng ký từ quốc tế chỉ định về Việt Nam.

Cách này tuy miễn phí nhưng độ chính xác không cao, chỉ từ 40 – 60% do dữ liệu đơn đăng ký trên website không đầy đủ, cập nhật chậm 6 – 8 tháng so với thực tế. Bên cạnh đó, độ chính xác còn phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của người tra cứu.

▶ Tra cứu chuyên sâu: Tra cứu thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Điểm Tựa Vàng. Độ chính xác từ 90 – 95% do chuyên viên được quyền tiếp cận thư viện dữ liệu đầy đủ, kỹ năng tra cứu tốt hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả phí cho dịch vụ tra cứu thương hiệu chuyên sâu. Phí trung bình 1.000.000đ/thương hiệu tra cứu.

Cách tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

1. Tra cứu tại website Cục sở hữu trí tuệ

Bước 1: Truy cập http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks

Bước 2: Nhập tên nhãn hiệu dự định đăng ký tại mục nhãn hiệu. Lưu ý tên nhãn hiệu để trong dấu ngoặc kép. Ví dụ tra cứu tên Điểm Tựa Vàng thì bạn nhập như sau: “Điểm Tựa Vàng”.

Bước 3: Click vào nút tra cứu

tra cứu tình trạng đăng ký nhãn hiệu

Nếu kết quả trả về không có kết quả nào trùng với nhãn hiệu dự định đăng ký thì nhãn hiệu có khả năng cao được bảo hộ.

Ngược lại, nếu nhãn hiệu đã có người đăng ký thì cần xem nhãn hiệu được đăng ký ở nhóm sản phẩm/dịch vụ nào, nếu không trùng với nhóm sản phẩm/dịch vụ bạn định đăng ký thì vẫn có khả năng bảo hộ thành công.

Làm sao biết nhãn hiệu thuộc nhóm sản phẩm/dịch vụ nào ?

Theo thỏa ước Nice (Ni xơ), người ta chia hàng hoá và dịch vụ thành các nhóm sản phẩm/dịch vụ khác nhau, dùng để xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Nghĩa là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nhóm nào thì chỉ được bảo hộ trong phạm vi nhóm đó mà thôi. Xem danh sách chi tiết: Bảng phân loại Ni xơ.

Mẹo nhỏ giúp xác định nhanh nhóm sản phẩm/dịch vụ, bạn có thể tra cứu nhãn hiệu của đối thủ để xem họ đã đăng ký bản quyền thương hiệu ở nhóm sản phẩm/dịch vụ nào.

2. Tra cứu trên website WIPO

Bước 1: Truy cập: https://branddb.wipo.int/en/quicksearch

Bước 2: Nhập tên nhãn hiệu

Bước 3: Click vào nút Search

tra cứu nhãn hiệu trên wipo

Đọc kết quả trả về tương tự như trên website cục SHTT.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

1. Hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị

STTGiấy tờSố lượngGhi chú
1Tờ khai đăng ký nhãn hiệu02Tải về: tại đây
2Mẫu nhãn hiệu 8x8cm in màu trên giấy cứng.0705 mẫu để rời, 02 mẫu để dán trong 02 tờ khai. Logo không có màu thì in trắng đen.
3Chứng từ nộp phí, lệ phí.01
  • Nếu nộp trực tiếp: nhận biên lai tại Cục.
  • Nếu nộp qua đường bưu điện: photo ảnh chuyển khoản thành công.
4Giấy phép đăng ký kinh doanh01Bản photo nếu đăng ký dưới tên công ty

2. Hướng dẫn điền đơn đăng ký nhãn hiệu

✠ Mục mở đầu: Không cần điền

Cán bộ nhận đơn sẽ giúp bạn điền các hạng mục này. Nếu đơn được nhận, tại mục dấu nhận đơn sẽ có ghi thông tin ngày nhận đơn và số đơn để khách hàng tra cứu về tình trạng xét duyệt đơn (được cấp văn bằng, chờ xét duyệt hay bị từ chối).

điền tờ khai nhãn hiệu

✠ Mục 1: Nhãn hiệu

mục 1 nhãn hiệu

Ví dụ về cách mô tả nhãn hiệu:

logo công ty điểm tựa vàng

Màu sắc: Đỏ đô, vàng nghệ và trắng

Mô tả:

– Phía trên là lô gô hình quả địa cầu được thiết kế cách điệu rất ấn tượng thành chữ G, với những cạnh vát kim cương màu vàng nghệ và đỏ đô. Quả địa cầu được đặt trên một bệ đỡ màu vàng nghệ.

– Phía dưới là dòng chữ DIEM TUA VANG màu vàng nghệ.

– Tất cả được thể hiện trên nền màu trắng.

Logo công ty Amxolid

Màu sắc: đen, trắng

Mô tả:

– Nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ gồm từ AMXOLID màu đen đặt trên nền trắng, là từ không có nghĩa được dùng trong kinh doanh.

– Tất cả được đặt trên nền trắng.

✠ Mục 2: Người nộp đơn

Điền đầy đủ thông tin cá nhân người nộp đơn. Nếu đăng ký với tư cách công ty thì điền thông tin như trên GPKD.

mục 2 người nộp đơn

✠ Mục 3: Đại diện của người nộp đơn

Nếu chủ đơn tự điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và tự nộp đơn thì bỏ trống mục này không cần điền.

đại diện của người nộp đơn

✠ Mục chủ đơn/đại diện của chủ đơn ký tên

Mục này xuất hiện tại phía cuối của trang, chủ đơn cần ký sống tức là chữ ký trực tiếp, không phải chữ ký nháy. Ký tên là được, không cần ghi đầy đủ họ tên, ký tại tất cả các trang.

đại diện của người nộp đơn ký tên

✠ Mục 4: Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Bỏ trống, chỉ điền nếu chủ đơn đã từng đăng ký nhãn hiệu tương tự tại các quốc gia khác theo công ước Paris.

yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

✠ Mục 5: Phí, lệ phí

Theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC, chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền chủ đơn phải nộp được quy định cụ thể như sau.

Loại phí, lệ phíĐơn vị tínhGiá (VNĐ)
Lệ phí nộp đơn01 đơn150.000
Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu01 nhóm (gồm 06 sản phẩm/dịch vụ)100.000
Phí phân loại từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi01 sản phẩm/dịch vụ20.000
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên01 yêu cầu/đơn ưu tiên600.000
Phí công bố đơn01 đơn120.000
Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn01 nhóm (gồm 06 sản phẩm/dịch vụ)180.000
Phí tra cứu từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi01 sản phẩm/dịch vụ30.000
Phí thẩm định đơn01 nhóm (gồm 06 sản phẩm/dịch vụ)550.000
Phí thẩm định từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi01 sản phẩm/dịch vụ120.000

▶ Mẹo nhỏ: Nếu nộp đơn trực tiếp, người nộp đơn có thể bỏ trống mục này và nhờ cán bộ tiếp nhận đơn điền giúp.

Cách xác định nhóm và sản phẩm/dịch vụ để tính phí, lệ phí

Ngoài cách tra cứu nhãn hiệu đối thủ xem họ đăng ký ở nhóm sản phẩm/dịch vụ nào, chủ đơn cũng có thể chủ động tra cứu danh mục hàng hóa, dịch vụ theo bảng Nixơ tại đây.

Sau khi mở file, bạn gõ ctrl + F: nhập từ khóa về sản phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu đăng ký à enter.

Ví dụ:

  • Nhập từ khóa: “chuyển nhà” –> dịch vụ chuyển nhà thuộc nhóm 39
  • Nhập từ khóa: “thẩm mỹ” –> dịch vụ thẩm mỹ thuộc nhóm 44

xác định nhóm sản phẩm dịch vụ trong bảng nixo

Sau khi xác định được nhóm, chủ đơn tìm thêm tên các sản phẩm/dịch vụ trong nhóm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.

Ví dụ:

  • Nhóm 39: dịch vụ chuyển nhà; đóng gói hàng hoá; dịch vụ dỡ hàng; dịch vụ giao hàng; vận chuyển đồ đạc; bao gói hàng hóa.
  • Nhóm 44: dịch vụ thẩm mỹ; dịch vụ thẩm mỹ viện; chăm sóc sức khoẻ; dịch vụ trị liệu; triệt lông bằng sáp; liệu pháp giác hơi.

Người nộp đơn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng thời ở nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ nhưng việc đăng ký như vậy sẽ rất tốn kém.

Phí đăng ký thương hiệu cơ bản gồm 1 nhóm tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ là 830.000đ (đăng ký ít hơn 6 sản phẩm/dịch vụ phí vẫn vậy), từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi, phí tăng thêm 200.000đ cho mỗi sản phẩm/dịch vụ. Do vậy, người nộp đơn thường chỉ đăng ký các nhóm có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh của mình.

Bạn có thể hình dung rõ hơn cách điền phí, lệ phí qua 2 ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: Đăng ký cho 1 nhóm gồm 6 dịch vụ/sản phẩm.

ví dụ đăng ký thương hiệu cho 1 nhóm dịch vụ

Ví dụ 2: Đăng ký cho 2 nhóm: 1 nhóm (6 sản phẩm/dịch vụ) và 1 nhóm (7 sản phẩm/dịch vụ)

ví dụ chi phí đăng ký thương hiệu cho 2 nhóm dịch vụ

Nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Nếu nộp đơn trực tiếp, người nộp đơn sẽ đóng phí trực tiếp tại trụ sở, văn phòng đại diện cục SHTT khi đi nộp hồ sơ.

Nếu nộp đơn qua đường bưu điện, chủ đơn chuyển khoản số tiền đã kê khai trong đơn đăng ký qua tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ.

Thanh toán (*) Ngân hàng Người nhận
Trụ sở Hà Nội

Vietcombank

1038988888

Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ
Văn phòng Đà Nẵng

Vietcombank

1035773087

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng
Văn phòng TPHCM

Vietinbank

129000112544

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh

(*) Thông tin tài khoản ngân hàng cập nhật từ website Cục sở hữu trí tuệ, xem nguồn tại đây.

► Lưu ý:

  • Nội dung chuyển khoản: Tên cá nhân/tổ chức nop tien phi dang ky bao ho nhan hieu ABC
  • Nộp hồ sơ tại đâu thì chuyển tiền về tài khoản ở nơi đó. Ví dụ, nộp hồ sơ tại Hà Nội thì chuyển tiền về số tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ trụ sở Hà Nội.

✠ Mục: Số chứng từ

giao dịch chuyển tiền

✠ Mục 6: Các tài liệu có trong đơn

các tài liệu có trong đơn

✠ Mục 7: Danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

Nhập đúng tên nhóm, tên sản phẩm/dịch vụ trong bảng Nixơnếu có 2 nhóm thì xuống dòng.

danh mục và phân loại hàng hóa dịch vụ

Ví dụ:

  • Nhóm 37: Dịch vụ cho thuê máy móc xây dựng; dịch vụ vệ sinh công nghiệp; vệ sinh toà nhà; dịch vụ giám sát thi công xây dựng. (4)
  • Nhóm 45: Tư vấn về sở hữu trí tuệ; quản lý quyền tác giả; dịch vụ trọng tài phân xử; dịch vụ li-xăng sở hữu trí tuệ; giám sát quyền sở hữu trí tuệ cho mục đích tư vấn pháp lý; dịch vụ nghiên cứu pháp luật. (6)

✠ Mục 8: Mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận

Bỏ qua, mục này danh cho đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

mô tả đặc tính hàng hóa dịch vụ

✠ Mục 9: Cam kết của người nộp đơn

Ghi rõ ngày nộp đơn, ký tên và đóng dấu (nếu là công ty).

cam kết của người nộp đơn

Bước 3: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nộp đơn gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ theo một trong 3 địa chỉ dưới đây:

  • Trụ sở chính Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân
  • Văn phòng đại diện TPHCM: Số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng đại diện TP. Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn

Bước 4: Theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu

quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sau ngày nộp đơn

Tra cứu tình trạng xử lý đơn

Bước 1: Truy cập http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks

Bước 2: Nhập số đơn gốc –> Tra cứu

Bước 3: Click vào hồ sơ nhãn hiệu của bạn

Bước 4: Kéo xuống, đọc kết quả tại mục “Tiến trình xử lý”

tra cứu tiến trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Ngoài cách tra cứu online, người nộp đơn cũng có thể gọi tới cục SHTT qua số hotline:

  • Trụ sở Hà Nội: 024.3858.3069
  • Văn phòng Đà Nẵng: 023.6388.9955
  • Văn phòng TPHCM: 028.3920.8485

Bước 5: Nhận văn bằng bảo hộ

Nếu không có gì trục trặc, sau khoảng 18 – 36 tháng, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đó là trong trường hợp đăng ký thuận lợi, thực tế quá trình đăng ký xuất hiện rất nhiều tình huống phát sinh như: đơn bị từ chối, tranh chấp nhãn hiệu, thông tin khai báo không chính xác, bổ sung, thay đổi nhóm sản phẩm/danh mục…

Cục sở hữu trí tuệ có đưa ra lưu đồ hướng dẫn cách xử lý các tình huống phát sinh như vậy (xem tại đây), tuy nhiên đòi hỏi người nộp đơn phải am hiểu về luật sở hữu trí tuệ khi tương ứng với mỗi tình huống là những quy định pháp luật riêng biệt.

Thay vào đó, nếu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu từ các công ty luật chuyên nghiệp như Điểm Tựa Vàng, chắc chắn bạn có thể “kê cao gối ngủ” vì các vấn đề phát sinh sẽ được bên dịch vụ giải quyết nhanh chóng và triệt để, giá trọn gói không phát sinh.

dịch vụ đăng ký nhãn hiệu điểm tựa vàng

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký thương hiệu?

Được, có thể đăng ký thêm bằng cách để slogan xuất hiện trong logo.

Hồ sơ chủ đơn đã ký tên, đóng dấu đầy đủ thì ai mang đi nộp cũng được, không cần giấy ủy quyền.

Đã là ký tên thì 100% ký bằng bút mực.

Bạn chỉ cần chụp màn hình giao dịch thành công, in ra và kẹp vào hồ sơ là được.

Không được hoàn trả kể cả khi chủ đơn làm công văn yêu cầu hoàn trả phí.

Nếu bạn có kế hoạch chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp thì nên đăng ký dưới tên cá nhân, còn không thì đăng ký tên hộ kinh doanh vẫn được.

Trung bình từ 18 đến 36 tháng tùy theo tiến độ xử lý của Cục sở hữu trí tuệ.

Không, trừ khi có sự can thiệp của các bên dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như Điểm Tựa Vàng.

5/5 - (1 bình chọn)